Tranh cãi và quan điểm về sự ấm lên toàn cầu Phủ nhận biến đổi khí hậu

Tồn tại một tranh cãi là sự ấm lên toàn cầu gần đây đã dừng lại. Tuy nhiên, sự bất thường của nhiệt độ trong một tập dữ liệu đã cập nhật của NOAA không cho thấy một bằng chứng nào của một sự gián đoạn gần đây.[95]

Một số nhóm phủ nhận biến đổi khí hậu viện ra rằng CO2 chỉ là một loại khí chiếm tỷ lệ ít trong không khí, và có ảnh hưởng nhỏ lên khí hậu.[96] Sự đồng thuận khoa học, như đã được tóm tắt bởi báo cáo đánh giá thứ tư của IPCC, Bản khảo sát Địa chất Mỹ, và những báo cáo khác, nói rằng hoạt động của con người là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến biến đổi khí hậu. Việc đốt nhiên liệu hóa thạch chiếm khoảng 30 tỉ tấn CO2 mỗi năm, nhiều gấp 130 lần số lượng CO2 mà núi lửa sản xuất ra.[97] Một số nhóm khẳng định rằng hơi nước là một khí nhà kính quan trọng hơn, và đã bị bỏ qua trong nhiều mô hình khí hậu.[96] Tuy nhiên, hơi nước đã được đưa vào các mô hình này từ lúc ban đầu khi ngành khí hậu học ra đời trong thế kỷ 19, và đồng thời với việc nó cũng là một khí nhà kính, CO2 vẫn là nguyên nhân chính của việc gia tăng nhiệt độ.[98]

Các nhóm phủ nhận khí hậu cũng có thể tranh cãi rằng sự ấm lên toàn cầu đã ngưng lại gần đây, một sự gián đoạn quá trình ấm lên toàn cầu, hoặc rằng nhiệt độ toàn cầu thực ra đang giảm, dẫn tới hiện tượng mát dần toàn cầu.[99]

Những nhóm này thường chuyển hướng tới sự biến đổi tự nhiên, như là vết đen và tia vũ trụ, để giải thích xu hướng ấm lên toàn cầu.[100] Theo các nhóm này, có những sự biến đổi tự nhiên, thứ sẽ yếu đi theo thời gian, và ảnh hưởng của con người tác động rất ít lên nó. Những yếu tố này vốn đã được tính đến khi phát triển mô hình khí hậu, và sự đồng thuận khoa học là chúng không thể giải thích được xu hướng ấm lên gần đây.[101]

Lý thuyết âm mưu ấm lên toàn cầu đã được thừa nhận, nó cho rằng đồng thuận khoa học viển vông, hoặc rằng các nhà khí hậu học đang hành động dựa trên lợi ích tài chính của riêng họ bằng cách tạo ra những mối lo sợ thái quá về một khí hậu đang biến đổi.[102][103] Bất kể những email bị rò rỉ trong sự kiện climategate, cũng như những nghiên cứu độc lập, đa quốc gia về vấn đề này, không có bằng chứng nào về một âm mưu như thế đã được đưa ra, và sự đồng thuận mạnh mẽ về mức độ và nguyên nhân của biến đổi khí hậu tồn tại trong các nhà khoa học với vô số các gia cảnh chính trị, xã hội, và đến từ nhiều tổ chức và quốc gia khác nhau.[104][105] Nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận rằng khoảng 97% các nhà khoa học khí hậu đồng ý với sự đồng thuận này.[106] Đồng thời, hầu hết dữ liệu được sử dụng trong khoa học khí hậu có thể được tiếp cận công khai để những nhà nghiên cứu cạnh tranh cũng như công chúng có thể xem và hiểu.[107]

Vào năm 2012, nghiên cứu của Stephan Lewandowsky (sau đó của Đại học Tây Australia) kết luận rằng niềm tin vào các lý thuyết âm mưu khác, như là rằng FBI đã chịu trách nhiệm cho vụ ám sát Martin Luther King, Jr., đã được cho là có liên quan với việc có khả năng chấp nhận phủ nhận khí hậu hơn.[108]

Tài liệu về phủ nhận biến đổi khí hậu thường xuất hiện gợi ý rằng chúng ta nên đợi cho công nghệ trở nên tốt hơn trước khi nói tới biến đổi khí hậu, khi chúng có giá phải chăng hơn và hiệu quả hơn.[109]

Phân loại phủ nhận biến đổi khí hậu

Vào năm 2004 Stefan Rahmstorf đã miêu tả cách làm thế nào mà các phương tiện truyền thông đưa ra ấn tượng sai lệch rằng biến đổi khí hậu vẫn còn là vấn đề đang tranh cãi trong cộng đồng khoa học, gán ấn tượng này cho nỗ lực PR của những người hoài nghi biến đổi khí hậu. Ông đã xác định những quan điểm khác nhau bị tranh cãi bởi những người hoài nghi khí hậu, thứ ông đã sử dụng như là một sự phân loại của chủ nghĩa hoài nghi biến đổi khí hậu:[110]

  1. Những người hoài nghi xu hướng (Trend sceptics - là những người phủ nhận sự tồn tại của hiện tương ấm lên toàn cậu), [và] tranh cãi rằng không có một sự ấm lên của khí hậu nào đáng kể đang diễn ra cả, khẳng định rằng xu hướng ấm lên được đo bởi các trạm khí hậu là một hiện tượng giả do sự đô thị hóa xung quanh các trạm đó ("hiệu ứng đảo nhiệt đô thị").
  2. Những người hoài nghi thuộc tính (Attribution sceptics - là những người chấp nhận xu hướng ấm lên toàn cầu nhưng cho rằng điều này được gây ra bởi các nguyên nhân tự nhiên), [và] nghi ngờ rằng hoạt động của con người chịu trách nhiệm cho xu hướng đã quan sát được. Một vài người trong số họ thậm chí còn phủ nhận rằng việc tăng lượng CO2 trong không khí là do con người [trong khí đó số khác lại tranh cãi rằng] lượng CO2 tăng thêm không dẫn tới sự ấm lên có thể thấy rõ được [và] rằng hẳn là có những nguyên nhân—tự nhiên—khác cho việc ấm lên.
  3. Những người hoài nghi hậu quả (Impact sceptics - những người nghĩ rằng ấm lên toàn cầu là vô hại hay thậm chí là có lợi).

Phân loại này đã được sử dụng trong khoa học xã hội cho việc phân tích những tài liệu xuất bản, và để phân loại chủ nghĩa hoài nghi biến đổi khí hậu và phủ nhận biến đổi khí hậu.[111][112]}}

Trung tâm Quốc gia vè Giáo dục Khoa học mô tả phủ nhận biến đổi khí hậu như là những quan điểm bất đồng tranh cãi trong sự đồng thuận khoa học, một loạt các lập luận liên tiếp từ việc phủ nhận sự xảy ra của biến đổi khí hậu, chấp nhận điều đó nhưng phủ nhận bất cứ sự đóng góp đáng kể nào của con người, chấp nhận hai điều trên nhưng phủ nhận những phát hiện khoa học về việc điều này sẽ ảnh hưởng ra sao tới tự nhiên và xã hội loài người, hoặc chấp nhận tất cả những điều trên nhưng phủ nhận rằng con người có thể làm dịu bớt hoặc giảm nhẹ các vấn đề.[2] James L. Powell cung cấp một danh sách mở rộng hơn,[4] giống như nhà khí tượng học Michael E. Mann trong "sáu giai đoạn của sự phủ nhận", một cái thang trong đó những người phủ nhận có sự chấp nhận các quan điểm được thừa nhận qua thời gian, trong khi rút lui tới một vị trí mà ở đó họ vẫn bác bỏ những sự đồng thuận theo xu hướng:[113]

  1. CO2 đang không thực sự tăng lên.
  2. Kể cả thế, việc tăng không có ảnh hưởng gì tới khí hậu vì không có một bằng chứng đáng tin cậy nào của việc ấm lên.
  3. Kể cả có ấm lên, thì là do các nguyên nhân tự nhiên.
  4. Kể cả nếu việc ấm lên không thể giải thích bằng các nguyên nhân tự nhiên, tác động của con người là nhỏ, và tác động của việc phát thải khí nhà kính liên tục là không đáng kể.
  5. Kể cả nếu những tác động của con người ở hiện tại và trong một tương lai có thể dự đoán được lên khí hậu Trái đất là đáng kể, sự thay đổi nhìn chúng là tốt cho chúng ta.
  6. Kể cả nếu sự thay đổi không tốt cho chúng ta, con người rất giỏi thích nghi với những sự thay đổi; hơn nữa, đã quá muộn để làm điều gì đó về việc này, và/hoặc một cách sửa chữa về mặt kỹ thuật chắc chắn sẽ xuất hiện khi chúng ta thực sự cần nó.[113]

Những nhà bình luận và và tạp chí, bao gồm George Monbiot[114][115][116] và Ellen Goodman,[115] trong số nhiều người khác,[117][118] đã mô tả phủ nhận biến đổi khí hậu là một hình thức của chủ nghĩa phủ nhận.[119]

Chủ nghĩa phủ nhận trong văn cảnh này đã được Chris và Mark Hoofnagle định nghĩa là việc sử dụng các thiết bị hùng biện "để tạo ra cuộc tranh luận chính đáng trong khi thực ra chúng không tồn tại, một cách tiếp cận có mục tiêu cuối cùng là phủ nhận lời tuyên bố rằng có tồn tại một sự đồng thuận khoa học." Quá trình này sử dụng một cách đặc trưng một hoặc nhiều các chiến thuật sau đây:[18][120][121]

  1. Những luận điệu rằng sự đồng thuận khoa học bao gồm cả việc âm mưu làm giả dữ liệu hoặc ngăn chặn sự thật: một lý thuyết âm mưu ấm lên toàn cầu.
  2. Các chuyên gia giả, hay các cá nhân với quan điểm mâu thuẫn với kiến thức được chứng minh, đồng thời phỉ báng hoặc cho rằng những chuyên gia chủ đề đã được xuất bản là không quan trọng. Giống những nghi ngờ được tạo ra về hút thuốc và sức khỏe, một vài nhà khoa học đi ngược lại trào lưu phản đối sự đồng thuận khí hậu, một vài trong số họ là cùng một cá nhân.
  3. Chọn lọc, ví dụ như những tài liệu không điển hình hoặc thậm chí trở nên lỗi thời mắc lỗi hái anh đào, giống như cách mà vụ tranh luận về vắc-xin MMR chỉ được dựa trên một tài liệu: ví dụ những ý tưởng thiếu tin tưởng về thời kỳ ấm Trung cổ.[121]
  4. Yêu cầu những nghiên cứu không thể thực hiện được, tuyên bố rằng bất kỳ sự không chắc chắn nào cũng sẽ khiến lĩnh vực này không có căn cứ hoặc phóng đại sự không chắc chắn trong khi phủ nhận xác suất và các mô hình toán học.
  5. Ngụy biện logic.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phủ nhận biến đổi khí hậu http://www.theage.com.au/news/opinion/climate-chan... http://ecoqua.ecologia.ufrgs.br/~lorloci/Koa/7%20D... http://www.cbc.ca/fifth/denialmachine/ http://www.cbc.ca/news/technology/story/2011/02/24... http://www.cbc.ca/world/story/2007/08/07/gore-exxo... http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar5/syr/S... http://arstechnica.com/staff/2014/12/skeptics-deni... http://www.bloomberg.com/news/2011-08-22/climate-c... http://www.bloomberg.com/news/articles/2015-11-30/... http://www.boston.com/news/globe/editorial_opinion...